Xưởng Điêu khắc Tượng đá Mỹ nghệ MyDa Stone

Làng đá Mỹ nghệ Non Nước Đà Nẵng xưa và nay

Những hình ảnh Làng đá Mỹ nghệ Non Nước Đà Nẵng xưa và nay dưới đây có thể giúp các bạn tìm hiểu về lịch sử sử khoảng 400 năm phát triền và hình thành Làng nghề điêu khắc Đá mỹ nghệ Non Nước, thuộc quận Ngũ Hành Sơn, Tp.Đà Nẵng ngày nay.

 

Ngày xưa dân làng đá và vùng lân cận hay truyền tụng câu ca:


"Lấy chồng thợ đá ăn chi
Mang ba mũi xó, xách đi, xách về
Em ơi, đừng nói mà quê
Lấy chồng thợ đá có nghề trong tay
Ra đi chân dép, chân giày
Làng nào, xã nấy, vòng tay thưa thầy"

 

 

Một số thợ điêu khắc đang điêu khắc, chạm trỗ một tấm bia bằng đá tự nhiên với những búa, mũi đục rất thô sơ.

 

 

Một không gian gần khu vực chân núi Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng lúc xưa

 

 

Vị trí 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn (Kim, Mộc Thuỷ, Hoả, Thổ) trên bản đồ lúc xưa

 

Với những tài liệu văn bia, sử sách đã giúp chúng ta hình dung được Làng đá Non Nước, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng có nguồn gốc liên quan đến làng Quán Khái vào đầu thế kỷ XVII, đó là một đơn vị hành chính có tổ chức chặt chẽ, có người đã làm quan đến chức Câu Kê. Qua văn bia, cũng cho thấy nghề điêu khắc đá lúc bấy giờ đã hình thành, chí ít cũng đã làm được bia mộ và bia ký để lưu lại đời sau.


Cũng như nhiều làng xã Việt Nam cổ truyền khác, thuở mới lập làng, dân Quán Khái chú tâm vào nghề nông, quanh năm suốt tháng bám ruộng đồng, gian khổ với việc mưu sinh. Rồi những ngày mưa gió hay khi việc đồng áng rảnh rỗi, với nguồn nguyên liệu đá sẵn có từ núi Ngũ Hành Sơn, họ lại mang vác đồ nghề ra đục đẽo, tạo ra các đồ dùng thiết yếu cho gia đình và chỉ vẽ cho con cháu cái nghề của tổ tiên, cha ông để lại, nhắc nhở gốc gác quê hương và dòng họ của mình. Buổi đầu nghề này chỉ  được xem là nghề phụ, phổ biến trong phạm vi gia đình, với tính chất cha truyền con nối. Cả làng lúc bấy giờ chỉ có khoảng 5- 6 gia đình làm nghề. Do kinh tế tự cấp, việc giao lưu buôn bán chưa phát triển, nên người dân Quán Khái quanh năm chỉ làm ra những vật dụng như bia mộ, bia ký, cối giã, chì lười và các dụng cụ phụ vụ cho trồng trọt trong nông nghiệp…


Sang thế kỷ XVIII, khi có sự chia tách làng, thì chỉ người dân làng Quán Khái Đông còn giữ nghiệp cổ truyền, tiếp tục làm nghề điêu khắc đá. Họ sang phía Hỏa Sơn che lều trại để khai thác đá núi và đẽo gọt thành các sản phẩm phụ vụ cho nhu cầu của nhân dân địa phương.


Đâu thế kỷ XX, khi nghề đá làng Quán Khái Đông có phát triển khá hơn, cả làng lúc này có khoảng 10 đến 15 gia đình làm nghề, tập trung chủ yếu ở xóm Trung, sau đó là xóm Tây và xóm Phước Hải, nhưng loại hình sản phẩm vẫn chưa có sự đột biến gì lớn, chủ yếu vẫn là các sản phẩm dân dụng. Thế rồi trong những thập niên tiếp theo, triều đình nhà Nguyễn  tổ chức tuyển lính thợ để phục vụ cho việc xây lăng tẩm, cung điện ở kinh đô Phú Xuân, trong số đó có người thợ đá Quán Khái Đông, tên là Huỳnh Bá Triêm (còn gọi là ông Cửu Đàn). Trong thời gian làm việc tại kinh đô, ông để ý thấy những người thợ đá khắc chạm nhiều bộ ấm trà rất đẹp. Với tư chất thông minh, ham học hỏi, ông đã xem xét cặn kẽ cách chế tác. Khi mãn hạn lính, ông trở về làng và nghiên cứu chế tác thành công bộ ấm chén, khay trà vân đỏ, mở đường cho việc làm đồ đá mỹ nghệ, với kỹ thuật chế tác nhẹ nhàng, ít tốn nguyên liệu mà sản phẩm lại đẹp, đa dạng về loại hình. Từ đây, người thợ đá Quán Khái Đông đã tỏa ra, đi làm tại nhiều địa phương khác.


Thợ đá làng Quán Khái Đông bắt đầu nhận lãnh toàn bộ việc làm đá, như xây lăng mộ, làm các trụ biểu, bình phong, làm đá hoa lát nền, làm mặt bàn, ghế, đồ thờ tự cho gia đình, chùa, miếu mạo và kể cả cho các gia đình khá giả cần trang trí vườn tược, nhà cửa. Chính nhu cầu ngày càng đòi hỏi công nhân nên nghề đá Quán Khái Đông ngày càng một phát triển thêm lên.


Đến cuối thế kỷ XIX, cụ Hương Sum tên thật là Huỳnh Đàn, đã tạc thành công tượng sư tử, khi cụ vào Sai Gòn xem xét, tìm hiểu và về bắt chước làm theo. Sang đầu thế kỷ XX, do thị hiếu của nhu khách và nhất là Bảo tàng Chăm được người Pháp xây dựng, trong đó trưng bày rất nhiều tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Chăm, nên các nghệ nhân nghĩ đến việc phục chế lại và tạc tượng để bán cho người Pháp. Để có nguồn nguyên liệu đá sa thạch cùng chất với tượng chăm, họ phải lặn lội vào vùng Đại Lộc, Duy Xuyên để tìm nguồn đá. Người có công xây dựng các tác phẩm theo mô típ tượng nghệ thuật Chăm lúc bấy giờ cụ Nguyễn Chất, người đã mở đường cho việc khắc chạm tượng người, thú vật và làm đồ mỹ nghệ để bán…


Với mục đích tạo ra nhiều sản phẩm với các chủng loại khác nhau, các thợ điêu khắc đã sáng tạo ra cách nhuộm đá, tạo thêm những chiếc vòng đeo tay xinh xắn từ màu trắng bạch nhuộm phơn phớt xanh, trông như những vòng ngọc bích, hồng ngọc hay mã não…


Trong những năm kháng chiến chống Pháp, do nhu cầu về in ấn tài liệu, sách vở nên nghề in thạch bản xuất hiện người thợ đá Quán Khái Đông ngày đêm lo sản xuất những phiến đá vừa trắng, vừa rộng, vừa đủ điều kiện cho kỹ thuật in. Lúc bấy giờ nghề in thạch bản đã giải quyết nhu cầu sách vở, tài liệu cho các trường học, công văn giấy tờ các loại cho các ngành quân, dân, chính của Liên khu 5.

Bước vào thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, do hoàn cảnh của cuộc chiến tranh, nhiều hộ làm đá ở ấp Trung, ấp Tây… phải chuyển gia đình đến sinh sống dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc làng Khuê Bắc và mặc dầu gánh chịu hậu quả nặng nề của cuộc kháng chiến nhưng những người thợ đá vẫn kiên nhẫn, duy trì nghề điêu khắc truyền thống để vừa có thu nhập đảm bảo cho cuộc sống gia đình, vừa đóng góp sức người sức của cho kháng chiến. Để liên kết giúp đỡ nhau, họ lập Hiệp hội kỹ nghệ nghề đá, một tổ chức tình nguyện nhằm mục đích bảo vệ, duy trì và phát triển nghề đá. Với việc lập Hiệp hội kỹ nghệ nghề đá, làng nghề đã có những bước phát triển mới đã sản xuất nhiều loại hình sản phẩm với trình độ kỹ thuật chế tác cao hơn trước. Người dân làm nghề đá Quán Khái Đông với bộ phận ra định cư tại làng Khuê Bắc đã lấy nghề đá làm nghề sinh sống chính, dần dần hình thành tại đây làng đá mỹ nghệ, gọi là làng đá mỹ nghệ Non Nước.


Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, hợp tác xã đá mỹ nghệ Non Nước được thành lập và hoạt động với 130 hộ xã viên, trong đó thợ điêu khắc có 150 người, còn lại hầu hết là lao động phổ thông. Sản phẩm lúc bấy giờ chủ yếu là vật liệu xây dựng, nguyên liệu khai thác tại chỗ, sản xuất theo kinh nghiệp truyền thống. Các sản phẩm mỹ nghệ lúc đó có kích thước nhỏ ngọn, số lượng chưa nhiều, chủ yếu là hàng lưu niệm cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan khu di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Trong qua trình chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường, Hợp tác xã mỹ nghệ Non Nước do không chuyển đổi kịp với cơ chế mới nên thua lỗ và giải thể. Một số hộ kinh doanh cá thể do nhạy bén và thích nghi với cơ chế mới nên phát triển mạnh cả về quy mô sản xuất lẫn cơ cấu mặt hàng. Các sản phẩm làm ra có thị trường tiêu thụ, không những trong nước mà con ở cả nước ngoài như Đài Loan, Hồng Kông, Pháp, Úc…


Làng đá mỹ nghệ Non Nước ngày nay là bước tiếp nối của làng nghề điêu khắc đá truyền thống Quán Khái Đông xưa, hiện phân bố dọc theo các tuyến đường chính của phường Hòa Hải như đường Lê Văn Hiến, đường Huyền Trân Công Chúa, đường 538, trên diện tích gần 3 km2, với 314 cơ sở sản xuất và buôn bán đồ đá mỹ nghệ, trong đó đường Huyền Trân Công Chúa – tuyến đường chính cho du khách tham quan du lịch – có tới 150 hộ, chiếm gần 50% hộ sản xuất kinh doanh của làng nghề.


Với bề dày truyền thống trên dưới 400 năm, kể từ ngày một bộ phận dân cư vùng Thanh – Nghệ theo bước đường “Nam tiến” mở nước của nhà Lê đến vùng núi Ngũ Hành Sơn lập làng, lập nghiệp, các thế hệ nghệ nhân đá mỹ nghệ Non Nước đã sáng tạo ra nhiều loại hình sản phẩm mỹ nghệ độc đáo, không những chỉ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt vật chất mà con đáp ứng nhu cầu thưởng thức các giá trị tinh thần. Từ các sản phẩm thô sơ, giản dị với quy trình chế tác đơn giản chủ yếu làm bằng tay. Ngày nay các sản phẩm của làng nghề được chế tác với quy trình phức tạp, nhiều công đoạn được thay thế bằng máy móc tinh vi, hiện đại, đã góp phần làm ra nhiều sản phẩm có giá trị không những về mặt kinh tế mà còn mang cả những giá trị đặc sắc, tiêu biểu về mỹ thuật. Thông qua bàn tay và khối óc thông minh, đức tính lao động cần cù, bền bỉ sáng tạo của các nghệ nhân, hiện nay các sản phẩm truyền thống của làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước đã được du khách của nhiều nước trên thế giới biết đến, qua đó góp phần vào việc tuyên truyền, quảng bá những giá trị đặc trưng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

 

Những hình ảnh về các thợ điêu khắc, người làm nghề đá hồi xưa tại Làng đá Mỹ nghệ Non Nước, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng:

 

 

 

 

 

Một thợ điêu khắc đang điêu khắc một Tượng Sư tử bằng đá tự nhiên dài tầm 50cm

 

 

 

 

 

Một quầy bán độ đá mỹ nghệ lúc xưa

 

Những hình ảnh xửa về khu vực Làng đá Mỹ nghệ Non Nước, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Những hình ảnh xưa về khu vực dân cư sinh sống quanh khu vực núi Ngũ Hành Sơn:

 

 

Một con đường đất cát gần khu vực núi Ngũ Hành Sơn

 

 

 

 

Từ biển nhìn về hướng núi Ngũ Hành Sơn

 

 

 

Một con đường chính lúc xưa tại Ngũ Hành Sơn

 

 

Một con đường chính lúc xưa tại Ngũ Hành Sơn

 

 

Khung cảnh xung quanh khu vực Ngũ Hành Sơn

 

 

Hình ảnh về Ngũ Hành Sơn xưa

 

Hiện nay, nghề đá mỹ nghệ Non Nước là một trong những ngành sản xuất mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho quận Ngũ Hành Sơn. Doanh thu hàng năm của làng nghề gần 100 tỷ đồng. Từ 349 hộ sản xuất kinh doanh vào năm 2004, đến nay làng nghề đã có hơn khoảng 1000 cơ sở điêu khắc, sản xuất tượng đá mỹ nghệ gồm khoảng 500 cơ sở được quy hoạch trong làng nghề và gần 500 cơ sở vẫn đang sản xuất xen lẫn trong khu dân cư chưa có đất bố trí trong làng nghề.

 

Trước đây nguyên liệu phục vụ sản xuất của làng nghề được khai thác từ núi Ngũ Hành Sơn, nhưng trước nguy cơ mất đi một danh thắng lịch sử văn hóa, thành phố Đà Nẵng đã nghiêm cấm việc khai thác đá. Hiện nay, nguyên liệu chủ yếu của làng nghề được cung cấp từ các địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên, Yên Bái, Hoà Bình, và nhập khẩu nước ngoài…với sản lượng lên đến trên 25 ngàn tấn mỗi năm.

 

Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nơi đây, các tác phẩm nghệ thuật đầy tinh xảo đã được ra đời và theo chân du khách đi khắp cả nước, đến các nước như Pháp, Mỹ, Úc… Những cơ sở lớn và uy tín hiện đang điêu khắc tại Làng nghề như Đá Mỹ nghệ Phan Thiên, Cơ sở Xuất Ánh, Nguyễn Hùng, Tiến Hiếu, Út Lan, Qua Hậu, Cường Dân,... Đây là các cơ sở lớn, nổi tiếng chuyên bán tượng đá mỹ nghệ giao hàng đi cả nước và xuất hàng tận nơi cho khách hàng ở nước ngoài.

 

>> Top địa chỉ bán Đá Mỹ nghệ Đà Nẵng nổi tiếng, uy tín nhất

 

Sản phẩm của làng nghề hết sức đa dạng và phong phú. Từ những đồ dùng thông dụng, thô sơ của cuộc sống đời thường như cái chày, cái cối, … đến những đồ trang sức nhỏ gọn, tinh xảo, đủ các màu sắc như những chiếc vòng, chiếc nhẫn, chuỗi hạt, những con cóc chặn giấy, những cặp sư tử hí cầu, những con đại bàng sải rộng cánh, những cặp cá thần tiên bằng đá cẩm thạch hồng hoặc thủy mặc, .v.v… Bên cạnh đó, du khách khi đến làng nghề còn được chiêm ngưỡng những pho tượng đá cực kỳ ấn tượng như tượng phật bà Quan Âm, tượng Nữ thần Chămpa….

 

>> Giới thiệu Làng đá Mỹ nghệ Non Nước Đà Nẵng (ngày nay)

 

MydaStone.com tổng hợp và sưu tầm!

Sản phẩm của chúng tôi

Xem tất cả

Cam kết sản phẩm

  • Sản phẩm của chúng tôi được làm từ 100% đá tự nhiên, nguyên khối. Được tạo ra bởi bàn tay lành nghề, chuyên nghiệp của các thợ đá tại Làng đá non nước Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
  • Cam kết hoàn tiền lại 100% nếu phát hiện sản phẩm làm từ bột đá, đá giả, hàng không rõ nguồn gốc.
  • Sản phẩm bền đẹp, chất lượng, không bị bào mòn hay phai màu theo thời gian.

Liên hệ

Hotline: 0931 43 1688

Facebook: Facebook

"Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn sản phẩm tốt nhất!"

Chính sách giao hàng

  • Đến trực tiếp tại cơ sở sản xuất hoặc phòng trừng bày sản phẩm tại:
    - Xưởng sản xuất: Làng đá Non Nước, P.Hoà Quý ,Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
    - Phòng trưng bày: 115 Trương Đăng Quế, P.Hoà Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
  • Giao hàng trực tiếp tận nơi trong và ngoài nước.
    Thời gian và chi phí vui lòng liên hệ 0931.43.1688 để được tư vấn cụ thể hơn.

Nếu bạn đang có nhu cầu sở hữu một sản phẩm đá mỹ nghệ hợp phong thuỷ. Hãy yên tâm lựa chọn sản phẩm tại BuLaz. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề điêu khắc đá cùng với đội ngũ thợ thầy điêu luyện. Chúng tôi tin chắc sẽ làm bạn hài lòng!


"Xin chân thành cảm ơn!"